Theo thống kê của cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, trong thời gian từ ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020 trên cả nước đã xảy ra 1490 vụ cháy (trong đó có 27 vụ cháy lớn), 19 vụ nổ và 160 vụ cháy rừng làm 48 người chết, 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 336,65 tỉ đồng, thiêu rụi 756 ha rừng. Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ là do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Vậy hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự khi nào với mức án ra sao, hãy cùng Luật Tuệ An tìm hiểu vấn đề này.
Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.
Với vấn đề này, chúng tôi xin tư vấn như sau:
- Cơ sở pháp lý
- Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy
- Trách nhiệm hình sự đối với hành vi này
1. Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 2015
2. Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy

Điều 313 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy như sau: “Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”
Như vậy để hiểu rõ về hành vi trên chúng tôi sẽ phân tích dựa trên 4 yếu tố sau:
Về mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, quy định về phòng cháy chữa cháy là quy định nhằm phòng ngừa việc cháy xảy ra; quy dịnh về chữa cháy là quy định nhằm kịp thời dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp cháy xảy ra
Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định mà mình có nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ như hút thuốc trong kho xăng, dùng đèn dầu hỏa để soi trong kho xăng, đốt củi có nhiều tán tro bay gần khu vực để xâng dầu hoặc các chất dễ cháy khác
Để xác định hành vi vi phạm của cá nhân phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra vụ cháy
Hậu quả
Hành vi trên gây hậu quả như tổn thương cho sức khỏe người khác, nặng hơn là chết người, và gây thiệt hại về tài sản.
Trong trường hợp này, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả trên
Về mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi trên với lỗi vô ý. Người phạm tội khi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy không mong muốn hậu quả thiệt hại về người và tài sản mà tin rằng hậu quả thiệt hại không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Về mặt khách thể
Tội này xâm phạm đến an toàn công cộng mà cụ thể là an toàn cháy, nổ từ việc vi phạm quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi này

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho hai người mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên
Hình phạt đối với hành vi này
Căn cứ vào điều 313 BLHS 2015 thì hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có 3 mức hình phạt chính sau:
Mức 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên
- Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho hai người mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121%
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
Mức 2
Phạt tù từ 5 năm đến 8 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết 2 người
- Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho hai người mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 121% đến 200%
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng
Mức 3
Phạt tù từ 7 năm đến 12 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết 3 người trở lên
- Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho hai người mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 201% trở lên
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên
Trường hợp có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có khả năng thực tế dẫn đến một trong những hậu quả như trên nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm
Hình phạt bổ sung
Ngoài các hình phạt chính trên, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung sau:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm
Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần
hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn hình sự – Luật sư uy tín, chuyên nghiệp – tư vấn miễn phí 1900-4580
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về vấn đề hình sự:
- Hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Vu khống người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”
Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.